Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải modal là gì? Đặc tính, nguồn gốc, quy trình sản xuất Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Chất liệu vải tự nhiên hiện đang được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ vì chúng mang lại những ảnh hưởng tích cực mà họ còn rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Do đó, vải Modal nhanh chóng trở thành một lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người! Bạn cùng Độc Shop tìm hiểu tất tần tật về chủ đề vải modal nhé!
Vải modal là gì ?
Vải Modal có nguồn gốc từ sợi xenlulo có từ bột gỗ được sản xuất từ các bộ phận của cây sồi. Mặc dù vật liệu này được tạo ra từ thực vật, quá trình sản xuất sử dụng các hóa chất như natri hydroxit và cacbon disulfat, vì thế mà vải Modal được coi như một loại vải bán tổng hợp.
Tuy nhiên, vì có nền tảng nguyên liệu sinh học nên chất liệu vải này vẫn an toàn và thân thiện với người mặc.
Vải modal
Chất liệu vải modal là gì?
Chất liệu vải modal là cellulose của cây sồi tạo nên. Cellulose là một chất màu trắng, không mùi và không vị. Nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, cung cấp cho các mô thực vật độ bền cơ học và tính đàn hồi.
Chất liệu vải Modal rất mềm, đàn hồi và khả năng hút ẩm tốt. Đặc biệt, chỉ riêng vải modal có được tính kháng khuẩn.
Cellulose trong cây sồi
Nguồn gốc và lịch sử ra đời của vải modal
Modal là một loại vải được làm từ gỗ của cây sồi. Đây là một loại cây cổ thụ, kháng sâu bệnh, có tuổi thọ lâu đời, được trồng rộng rãi ở các quốc gia Bắc Âu. Bởi vì cây sồi không yêu cầu thuốc trừ sâu hoặc hóa chất được chăm sóc, vải Modal được tạo ra từ cây sồi được coi là một vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường.
Vải modal làm từ sồi tự nhiên là một phương pháp bền vững, sạch và an toàn.
Vải Modal đã được phát triển và sử dụng trong kinh doanh may mặc ở các quốc gia Bắc Âu trong những năm 1930, bởi vì đây là nơi có những loại gỗ sồi lớn nhất thế giới. Vải Modal đã trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày kể từ những năm 1960. Tuy nhiên, kỹ thuật dệt sợi ở thời điểm đó vẫn chưa phát huy hết lợi ích của chất liệu vải Modal.
Vải Modal đã trở thành một chất liệu phổ biến trong các vật dụng quen thuộc với đời sống của con người khi công nghệ dệt ngày càng phát triển, những ưu điểm vượt trội của loại vải này cũng được phát huy.
Quy trình sản xuất vải modal
Sản xuất vải modal là một quá trình không dễ dàng. Quy trình sản xuất vài gồm tất cả 5 bước:
Bước 1: Lựa chọn những cây sồi đủ trưởng thành để thu hoạch, sau đó sơ chế.
Bước 2: Tách cellulose ra khỏi gỗ bằng nhiệt. Sau đó, biến chúng thành một chất lỏng đặc.
Bước 3: Lúc này chất lỏng cellulose đã được tạo ra, đun nóng chất lỏng để phá vỡ cấu trúc liên kết cellulose, chuyển nó từ dạng lỏng sang dạng sệt để phục vụ cho công đoạn kéo sợi tiếp theo.
Bước 4: Bùn được tạo ra sẽ tiến hành công đoạn dệt sợi bằng cách đưa vào lỗ khuôn. Trong các lỗ khuôn có chứa một số hợp chất dùng để dệt sợi.
Bước 5: Dùng các sợi vải vừa thu được để giặt và tẩy bằng dung dịch đặc biệt. Sợi thành phẩm sẽ qua công đoạn kiểm tra chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được dệt thành vải. Chúng sẽ bị loại bỏ nếu các không đáp ứng tiêu chuẩn.
Đặc điểm của vải modal
– Độ mịn của vải modal là 1 dtex, trong khi độ mịn của sợi bông là 1,5-2,5 Tex và độ mịn của lụa là 1,3 dtex.
– Sợi modal mềm, sáng và đặc biệt mịn. Lớp phủ tốt hơn so với vải cotton, polyester và bông nhân.
– Sợi Modal có độ bền và độ dai của sợi tổng hợp, với độ bền khô là 3,56 cn / Tex và độ ẩm là 2,56 cn / Tex. Độ bền của nó cao hơn so với bông nguyên chất và bông polyester. Nhờ thế mà trong quá trình sản xuất và dệt vải sẽ hạn chế việc đứt gãy.
– Khả năng hút ẩm cao hơn 50% so với sợi bông, giúp vải sợi Modal luôn khô ráo với khả năng thấm khí tốt.
– So với sợi cotton, sợi Modal có khả năng định hình tốt nên có đặc tính chống nhăn tự nhiên, giúp người mặc thoải mái và tự nhiên hơn.
– Vải modal càng giặt thì sẽ càng bóng và đẹp, trái ngược lại hoàn toàn với vải cotton, dễ phai màu và ngả vàng.
Ưu nhược điểm của vải modal
Những loại vải từ thiên nhiên như modal luôn thu hút người mặc bởi những ưu điểm của chúng. Nhưng bên cạnh đó, loại vải này vẫn tồn tại những nhược điểm.
Ưu điểm của vải modal
Vải Modal, có nguồn gốc sinh học vì thế mà chúng sở hữu những ưu điểm vượt trội, mang lại cho người mặc những trải nghiệm tuyệt vời.
-
Vải có đặc tính chống co rút
Đây chính là ưu điểm đặc biệt, hiếm loại vải nào có được của vải Modal. Khi so sánh với các loại vải dệt khác, loại vải này gần như không có hiện tượng co và nhăn sau mỗi lần giặt. Vì vậy, dù bạn mặc trong thời gian dài và giặt nhiều lần, vải modal vẫn giữ được phom dáng ban đầu và luôn đẹp như mới.
-
Khả năng thấm hút mồ hôi tốt
Vải Modal cũng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt. Khi mặc chất liệu vải Modal, bạn sẽ không có cảm giác nóng bức, bí bách; thay vào đó, nó sẽ rất thoáng khí, mát mẻ và thoải mái dù là mùa đông hay mùa hè.
-
Độ bền cao
Vải modal là một loại vải sinh học làm từ xenlulo, vì thế mà cực kỳ chắc chắn và linh hoạt. Ngay cả khi tác động một lực mạnh vào vải, cấu trúc vải sẽ không bị đứt hoặc giãn ra.
Không chỉ vậy, khả năng liên kết của các sợi modal khá mạnh nên việc vệ sinh và giặt giũ khá nhanh, kể cả thường xuyên giặt nhưng vẫn không cần lo vải sẽ nhanh hỏng hay phai màu. Bạn có thể sử dụng quần áo làm từ vải modal trong nhiều năm mà trông chúng vẫn như mới.
-
Vải có tính kháng khuẩn
Do được làm từ gỗ sồi mà gỗ sồi lại có tính kháng khuẩn, nên loại vải này cũng có tính kháng khuẩn. Khả năng chống bám bụi hay vi khuẩn của vải modal được đánh giá rất cao nên khi mặc vải modal sẽ an toàn cho sức khỏe.
-
Không gây kích ứng da
Một ưu điểm nữa là do vải modal được tạo ra từ thiên nhiên nên sẽ không gây kích ứng cho làn da của người mặc. Do đó, nó là sự lựa chọn tuyệt vời cho người già, trẻ em và những người có làn da nhạy cảm.
-
Thân thiện với môi trường
Vải Modal được làm từ gỗ sồi chứ không phải hóa chất công nghiệp như một số loại vải dệt khác. Do đó, vải được đánh giá là vật liệu tự nhiên và có lợi về mặt sinh thái.
Để bảo vệ môi trường, người tiêu dùng ngày càng chuyển sang sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, do đó quần áo, trang phục,… làm từ vải modal ngày càng phổ biến.
Nhược điểm của vải modal
– Giá thành cao: Với kỹ thuật sản xuất hiện đại và nguyên liệu là gỗ lâu năm nên giá vải cao là điều dễ hiểu.
– Có thể gây khó chịu: Mặc dù nhẹ và mát mẻ, nhưng độ dày của vải đôi khi có thể gây khó chịu.
– Số lượng hạn chế: Sản lượng sản xuất của loại vải này khá hạn chế do nguồn nguyên liệu chính là gỗ lâu năm. Cũng nhờ vậy, gỗ sồi sẽ không bị khai thác quá mức.
Có bao nhiêu loại vải modal?
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 3 loại vải modal phổ biến nhất:
Vải cotton modal
Là sự pha trộn giữa sợi Modal và sợi Cotton, sự kết hợp này mang lại giá cả hợp lý hơn cho người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, tỷ lệ pha trộn Cotton / Modal sẽ thay đổi tùy theo mục đích và thành phẩm, trong đó phổ biến nhất là 20/80 và 30/70. Do có sự kết hợp của vải Cotton trong nên giá vải cotton modal có giá thấp hơn Modal 100%.
Vải Modal Spandex
Đây là sự pha trộn của sợi Modal và sợi Spandex, với tỷ lệ là 93-97% Modal và 1-7% Spandex. Loại vải này kết hợp khả năng thoáng khí, thấm hút mồ hôi, mềm mại và linh hoạt của Modal với độ bền của Spandex. Modal Spandex là một loại vải được sử dụng để làm đồ lót, quần áo thể thao và quần áo tập yoga.
Vải Modal 100%
Thành phần chính của nó hoàn toàn là sợi Modal. Vải Modal 100% mềm, mượt và bóng, tương tự như lụa và thường có sắc rực rỡ. Loại vải này có độ bền màu và hút ẩm rất tốt.
Vải modal giá bao nhiêu tiền
Vải Modal thường đắt hơn vải cotton và có giá ngang ngửa với vải Tencel, giá từ 150.000 – 200.000 đồng cho 170cm vải.
Vải Modal có thể được mua tại nhiều nơi, ví dụ như chợ vải và các công ty chuyên nhập khẩu vải kiện.
Cách nhận biết vải modal
Người mua thường nhầm lẫn vải Modal với vải cotton. Vì modal chủ yếu được sản xuất để thay thế cho vải cotton. Cả hai loại vải dệt đều mang lại sự mềm mại và thông thoáng tương tự nhau khi cầm trên tay. Nếu nhìn thoáng qua sẽ không thấy sự khác biệt nhiều.
Để nhận biết vải modal, bạn phải có khả năng để ý tinh tường và kỹ lưỡng. Vải modal dày hơn vải cotton. Hơn nữa, nếu bạn kéo nhẹ vải, bạn sẽ nhận thấy sản phẩm làm từ vải modal co giãn và mềm mại hơn, cầm trên tay nhẹ và mát hơn so với cotton.
Ứng dụng của vải modal
Với những ưu điểm nổi bật của mình, vải modal được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực thời trang và sản xuất đồ nội thất.
Vài modal trong sản xuất hàng may mặc
Vải Modal thường được sử dụng trong ngành công nghiệp may mặc để may các loại quần áo khác nhau. Ví dụ như quần áo ngủ, đồ lót và quần áo trẻ em, do đặc tính mềm và mượt tuyệt vời. Ngoài ra, đối với trang phục nam giới, sẽ được thêm sợi cotton để tạo độ cứng và form cho quần áo.
Quần áo trẻ em vải modal
Vài modal trong sản xuất chăn ga gối đệm
Các thương hiệu chăn ga gối đệm nổi tiếng hiện nay đã khéo léo áp dụng chất liệu vải modal trong các thiết kế chăn ga gối đệm của mình.
Chất liệu tự nhiên này luôn được người tiêu dùng đánh giá cao bởi nó đặc biệt an toàn nên dễ hiểu khi những bộ chăn ga gối đệm này luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Có thể điểm qua một số thương hiệu nổi tiếng đã ứng dụng vải Modal vào sản phẩm của mình như Sông Hồng, Hanvico, Everon …
Drap vải modal
Cách bảo quản vải modal
– Không giặt đồ trong nước nóng hơn 70 độ C mà nên giặt bằng nước lạnh. Để giữ được cấu trúc của vải modal, chỉ cần vò nhẹ bằng nước lạnh trong lần giặt đầu tiên. Không sử dụng bột giặt.
– Nên giặt tay và hạn chế giặt bằng máy để đảm bảo đồ bền và form của quần áo làm từ modal.
– Nên sử dụng xà phòng có ít thành phần tẩy rửa để đảm bảo độ bền, an toàn và các tính năng của sản phẩm.
– Tránh cọ xát bề mặt vải bằng bàn chải; điều này sẽ gây hại cho bề mặt cũng như đồ bền của vải.
– Tuyệt đối không mang quần áo, trang phục làm từ vải modal đi giặt khô, giặt hơi.
– Không ngâm đồ modal trong nước lạnh quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
– Không phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Thay vào đó, hãy phơi ở nơi mát mẻ, thông thoáng.
– Không dùng nhiệt để làm khô vải vì sẽ làm thay đổi cấu trúc, co rút và mất phom dáng. Nếu bạn muốn sản phẩm khô nhanh, hãy thay đổi bằng cách thông gió bằng quạt lạnh.
Một số câu hỏi khác về vải modal
Vải Modal được sản xuất ở đâu?
Công ty Lenzing AG là nhà sản xuất hàng dệt Modal lớn nhất thế giới. Nhà máy sản xuất của Lenzing AG có mặt tại nhiều nơi trên thế giới.
Một điểm đặc biệt là, những công ty khác sản xuất vải modal nhưng họ gọi chúng là Rayon vì Modal là tên độc quyền của Lenzing AG.
Vải Modal có bị co không?
Các chất liệu Modal ít bị co hơn khoảng 50% so với các loại vải Cotton và Len. Đây cũng là lý do tại sao Modal thường được pha trộn với Cotton để làm áo lót và gối.
Khi giặt quần áo làm từ 100% cotton, chúng sẽ co lại khoảng 6-7 cm; khi kết hợp với Modal, độ co rút giảm xuống còn 1-3 cm và không bị biến dạng nhiều.
Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn biết thêm về một loại vải trên thế giới. Nếu như bạn thích sử dụng các trang phục làm từ thiên nhiên thì đừng bỏ qua vải Modal nhé!