Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải nhung là gì ? Đặc điểm, ứng dụng và phân loại vải nhung Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Nhắc đến vải nhung, người ta thường hay nghĩ đến một chất vải dành cho những người ở tầng lớp thượng lưu, có quyền lực và địa vị trong tay.
Vậy, cụ thể hơn thì vải nhung là gì và vì sao loại vải này lại được sử dụng một cách rộng rãi trong thời điểm hiện tại? Hãy cùng Độc Shop tìm hiểu chi tiết hơn thông qua thông tin được bài viết cung cấp dưới đây.
Vải nhung là gì ?
Vải nhung (velvet fabric) là loại vải có chất mềm, mượt và mịn, có khả năng giữ ấm rất tốt, rất thích hợp khi vào mùa đông lạnh giá. Có thể dễ thấy loại vải này có vẻ ngoài sang trọng, bóng bẩy và cảm giác khi tiếp xúc rất mềm mịn.
Sợi vải được cấu thành từ các sợi nhung dày, ngắn được xếp sát vào nhau, nên khi cầm sợi vải cảm giác sẽ nặng hơn nhiều so với những sợi vải voan hay các chất vải hiện đại như vải cotton, spandex, v.v…
Hình ảnh minh họa
Tên loại vải | Vải nhung |
Tên tiếng Anh | Velvet fabric |
Cấu tạo | Vải đa lớp với bề mặt dày, mịn |
Cấu trúc sợi vải | Các sợi vải ngắn được xếp dày, sát vào nhau |
Độ thoáng | Cao |
Khả năng hút ẩm | Trung bình |
Khả năng làm mát | Trung bình |
Khả năng co giãn | Thấp |
Bị xơ vải/bông vải | Thấp |
Nguồn gốc xuất xứ | Không rõ nguồn gốc, được phát hiện lần đầu tại các nước Đông Á |
Quốc gia sản xuất/phân phối lớn nhất hiện nay | Tùy vào chất liệu làm sản xuất |
Nhiệt độ giặt khuyến nghị | Giặt tay hoặc giặt máy bằng nước lạnh |
Ứng dụng thường gặp | Thảm, đồ treo tường, váy, đồ ngủ, đầm, khăn choàng khách sạn, bộ ga gối giường, mũ |
Thuở xưa, khi công nghệ còn chưa phát triển thì vải nhung được xem như một trong những loại vải đắt đỏ nhất, chỉ có vua chúa, quan lại và những người có địa vị khác mới có thể sử dụng.
Tuy nhiên, khi thời đại thay đổi, vải cũng được nghiên cứu để cho ra đời những tấm vải nhung có giá thành rẻ hơn, dễ tiếp cận với công chúng hơn nhưng chất lượng và đặc điểm mềm mịn dễ thấy của loại vải này vẫn còn đó.
Nguồn gốc của vải nhung
Có một giả thuyết về lịch sử của Con đường tơ lụa những năm 1500 sau công nguyên. Những văn bản đầu tiên về vải nhung đã được xác định có từ thế kỷ 14, theo đó mà nguồn gốc của loại vải này là từ các nước Đông Á, thông qua Con đường tơ lụa đã thâm nhập vào châu Âu và sau này là toàn thế giới.
Tuy nhiên, cũng có một giả thuyết cho rằng vải nhung còn xuất hiện sớm hơn thế nữa, từ những năm 750 tại Ba Tư – sau này là khu vực Iran, Iraq – và đã trở nên phổ biến trong tầng lớp hoàng gia tại đây.
Vải nhung trong những trang phục xưa
Thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ thịnh đầu tiên của vải nhung, khi chủ nghĩa về cái đẹp quyền quý của những vị thần được đề cao. Những nước thuộc vùng Địa Trung Hải là những nước đầu tiên đem chất vải này đến với thế giới, cùng với đó là sự phổ cập của vải này đến với châu Âu.
Tuy nhiên, chất lượng vải tốt nhất lại không bắt nguồn tại đây, mà lại bắt nguồn từ những vương quốc châu Á – cụ thể là các nước thuộc vùng Đông Á và Đông Nam Á.
Tính chất của vải nhung là gì
Mặc dù vẫn còn có những định kiến về chuyện vải nhung chỉ phù hợp với những người ở độ tuổi trung niên, nhưng thực tế thì loại vải này mang một dáng dấp vừa cổ điển, vừa có nét hiện đại.
Sự cổ điển được thể hiện trong cấu tạo – khi loại vải này được dệt bằng hình thức đan chéo một sợi ngang và một sợi dọc; và trong màu sắc, khi những màu trung tính, màu thiên tối được loại vải này tận dụng một cách hiệu quả.
Tính chất của vải nhung
Tuy nhiên, với xu thế phát triển của xã hội thì vải nhung cũng được “trẻ hoá”, khi chất liệu và quy trình sản xuất đã được gia công và hiện đại hoá, giúp vải dễ tiếp cận với công chúng hơn, dễ phối đồ hơn và đặc biệt là màu vải cũng đa dạng hơn.
Ưu điểm của vải nhung
Về ưu điểm của vải nhung, có thể liệt kê ra một số đặc điểm nổi bật sau đây:
-
Chất vải nhung mềm mịn
Chất vải nhung là chất vải đặc biệt mềm, mịn khi được cấu tạo từ nhiều loại sợi chất lượng cao. Hơn nữa, với độ rủ tốt thì loại vải này cũng có khả năng bắt sáng tốt, làm nổi bật bản thân nhất.
-
Màu sắc vải dung tôn da
Loại vải này khi mặc cũng khá tôn da vì hầu hết màu sắc của vải nhung sẽ là những màu trung tính như trắng, đỏ mận, nâu, xanh tiêu, rêu, v.v… khá dễ mặc. Tuy nhiên, nếu bạn nào làn da hơi ngăm một chút thì nên chọn những màu như màu trắng để nổi bật hơn nhé!
-
Vải nhung sang trọng
Với sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại, vải nhung được xem như “nữ hoàng” của các loại vải, tôn lên vẻ quyền quý, sang chảnh của người mặc. Vậy nên những trang phục như váy dạ hội hoặc đầm dự tiệc sang trọng đều làm từ chất vải này.
Nhược điểm của vải nhung
Mặc dù vải nhung quyền lực là thế, nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số nhược điểm cụ thể như sau:
-
Vải nhung dễ bám bụi
Với chất liệu mềm, mịn cùng với lớp lông mỏng bên ngoài và được đan chéo thì việc bị bám bụi nhanh là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, vải nhung khi bám bụi cũng rất khó giặt vì chất vải nặng và khá cồng kềnh.
-
Vải nhung giá thành cao
Mặc dù đã được gia công và sử dụng các vật liệu nhân tạo để làm giảm giá thành của vải nhung, tuy nhiên so với các loại vải hiện đại thì loại vải này vẫn còn giá thành khá cao trên thị trường Việt.
Các loại vải nhung phổ biến
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại vải nhung nội địa và nhập khẩu khác nhau về chất vải, độ dày, độ mịn, v.v… Một số loại vải nhung phổ biến trong những năm trở lại đây có thể kể đến như sau.
Vải nhung tăm
Vải nhung tăm có sợi vải được tạo thành các gân dọc theo độ dài tấm vải, khác biệt hơn một chút so với vải nhung truyền thống. Bề mặt của loại vải này là lớp lông ngắn dày nên khi gia công, may vá sẽ sinh ra rất nhiều vải vụn nhỏ ngang hạt bụi, nên sau khi xử lý vải xong cần dọn dẹp nơi xử lý một cách gọn gàng.
Vải nhung tăm
Vải nhung tuyết
Đây là loại vải nhung được cấu tạo và sản xuất gần với vải dệt bằng nhung truyền thống nhất. Điểm khác biệt duy nhất trong khâu sản xuất vải nhung tuyết đó chính là cách dệt bằng hình thức xếp lớp các sợi vải theo một hướng thay vì đan chéo, và loại vải này thường được gia công nhiều hơn so với vải truyền thống.
Vải nhung tuyết
Vải nhung gân
Vải nhung gân là loại vải khá hiện đại mới xuất hiện trong những năm 60 của thế kỷ trước, khi người ta muốn phá cách những bộ quần áo, phụ kiện làm bằng loại vải này.
Những đường may trên từng tấm vải sợi nhung gân được xếp so le cao thấp khác nhau để tạo nên những đường gân, tăng tính thẩm mỹ và hiện đại cho sản phẩm.
Vải nhung gân
Vải nhung đỏ
Vải nhung đỏ thực chất là loại vải được sản xuất một cách truyền thống với những sợi chỉ đỏ tươi sáng, giúp tôn lên làn da trắng của những người phụ nữ hiện đại.
Vải sợi nhung đỏ thường là vải trơn, có lớp lông mỏng và thường được sử dụng để may những trang phục dạ hội dành cho những người phụ nữ trẻ tuổi.
Vải nhung đỏ
Vải nhung đen
Cũng như màu vải trên, vải sợi nhung đen cũng là loại vải được sản xuất truyền thống, nhưng với sợi chỉ đen già dặn, giúp tôn lên vẻ quyền lực, sang trọng của người sử dụng.
Những trang phục may bằng vải sợi nhung đen sẽ phù hợp với những người đứng tuổi, những người có vai vế, địa vị trong gia đình hoặc dòng họ.
Vải sợi nhung đen
Vải nhung mịn
Ưu điểm của vải nhung mịn là chất liệu có phần mềm mịn và lông phủ cũng có phần dày hơn so với vải thông thường, nên khi khoác lên mình những bộ quần áo, váy, đầm làm từ loại vải này thì cảm giác cũng sẽ nhẹ nhàng hơn, đồng thời khi giặt và phơi cũng sẽ dễ dàng và bớt cồng kềnh hơn.
Vải nhung mịn
Vải nhung nỉ
Đúng như cái tên của nó, chất của loại vải này cực kỳ dày và ấm áp với lớp lông mỏng, phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh giá tại các tỉnh phía Bắc.
Sợi vải được đan chéo bằng những sợi dày, nên khi mang lên người sẽ có cảm giác hơi nặng nề và việc vệ sinh cũng khá khó khăn và cồng kềnh.
Vải sợi nhung nỉ
Vải nhung lì
Vải nhung lì được làm từ sự kết hợp giữa sợi bông tổng hợp và sợi tơ tằm thiên nhiên. Loại vải này sẽ khá nặng nếu so với vải truyền thống, và chất vải cũng không được bền bằng những trang phục làm bằng vải truyền thống.
Tuy nhiên, độ hoàn thiện của vải khá tốt nên may các trang phục phục vụ cho các nhu cầu cá nhân không quá khó khăn.
Sợi nhung lì
Cách phân biệt vải nhung
-
Dựa vào cấu trúc sợi
Vải nhung trong những năm trở lại đây được gia công sản xuất từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau từ cả thiên nhiên và nhân tạo, có thể kể đến như sợi cotton, sợi len, sợi tơ tằm tự nhiên, tơ nhân tạo,…và vì được cấu tạo khác nhau nên sẽ có những tính năng, ứng dụng và chất lượng riêng biệt giúp chúng ta có thể phân biệt được các loại vải nhung khác nhau.
Dựa vào cấu trúc sợi
-
Dựa vào nguồn gốc xuất xứ
Nguồn gốc xuất xứ cũng là một trong những cách phân biệt vải nhung phổ biến trong thời điểm hiện tại. Cụ thể, có những loại vải như thế này được nhập khẩu từ các nước châu Á như Trung Quốc hay Hàn Quốc, nhưng cũng có những loại nội địa Việt và những loại nhập khẩu tại các nước phương Tây.
Dựa vào nguồn gốc xuất xứ
-
Dựa vào màu sắc và chất lượng vải nhung
Chất lượng vải và màu sắc lên vải cũng là những điều kiện phân biệt vải nhung tốt hay không. Không phải lúc nào chất liệu làm loại vải này cũng được tốt nhất, và lên màu đòi hỏi chính xác là điều khó có thể hoàn toàn khả thi. Vậy nên, khi chọn một tấm vải chất lượng cao, các bạn hoàn toàn có thể dùng màu để phân biệt trước khi tiếp xúc với chất liệu để đánh giá.
Dựa vào màu sắc và chất lượng vải nhung
-
Dựa vào tính chất vải
Dựa vào tính chất của vải nhung, chúng ta có thể chia ra thành những loại chính như sau:
Vải nhung Crushed (Vải nhung nghiền) |
Đây là loại vải có bề ngoài bóng mượt, với độ tương phản tốt và cấu trúc độc đáo. Các hoa văn trên bề mặt vải được tạo ra bằng việc xoắn vải ướt hay dùng kỹ thuật nhấn cọc vải theo nhiều hướng khác nhau. |
Vải nhung Embossed (Vải nhung nồi) |
Ở loại này thì người ta hay dùng nhiệt độ để ép các con dấu mang hoạ tiết từ cơ bản đến phức tạp thành những hoa văn hằn lên trên bề mặt vải. Loại vải này thường được sử dụng cùng với những nội thất chính trong nhà như ghế, bàn, tủ, v.v… |
Vải nhung Ciselé |
Đây là loại vải nhung có nhiều hoạ tiết và tính chất hoạ tiết phức tạp nhất. Để tạo ra loại vải này, người ta sẽ cắt các phần theo hoạ tiết như mong muốn, nên sẽ có những phần có nhung, và phần hoàn toàn không có. Vải nhung Ciselé thường được sử dụng trong các công trình hoàng gia, hoặc trong các tác phẩm nghệ thuật. |
Vải nhung Chiffon |
Đây là loại vải nhung truyền thống, được làm từ 100% sợi tơ tằm nên những tính chất của vải nhung được làm nổi bật lên rất rõ. Tuy nhiên, loại vải này hiện nay trên thị trường đang có mức giá rất cao nên chỉ những người ở tầng lớp thượng lưu mới sử dụng thường xuyên. |
Ứng dụng phổ biến của vải nhung
Những ứng dụng phổ biến của vải nhung
Vải nhung hiện nay được ứng dụng rất phổ biến trong các ngành nghề may mặc và sản xuất các phụ kiện thời trang, cụ thể là may váy dạ hội, đầm dự tiệc, quần áo, boot, túi xách, v.v… vì đặc điểm mềm mịn và chất lượng đã được kiểm chứng qua thời gian. Cụ thể, một số ứng dụng chính của vải nhung có thể được đề cập dưới đây.
Gối vải nhung
Gối nhung tạo sự thoải mái cho người sử dụng
Đây là một phụ kiện không thể thiếu trong những chiếc giường ngủ sang trọng. Với lớp nhung dày, thoáng mà vô cùng êm ái, những chiếc gối nhung chắc chắn sẽ khiến cho bất kỳ ai sử dụng đều cảm thấy hài lòng.
Giường vải nhung
Tất nhiên, nếu đã có gối nhung rồi thì chắc chắn giường nhung cũng sẽ được xuất hiện phổ biến trong các hộ gia đình thượng lưu hoặc những khách sạn 5 sao. Giường bằng nhung đem lại một cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng nên rất nhiều người chuộng loại giường này.
Rèm cửa vải nhung
Với một cấu trúc dày dặn cùng sự chắc chắn khi sử dụng trong thời gian dài, những chiếc rèm cửa vải nhung có khả năng che chắn ánh nắng trực tiếp từ mặt trời rất tốt, dù đó có là thời tiết nắng gắt. Hơn nữa, rèm nhung còn có khả năng cách âm khá hiệu quả.
Rèm cửa vải nhung sang trọng
Quần áo vải nhung
Thời xưa, vải nhung chỉ được sử dụng để may các loại váy dạ hội hay đầm sang trọng của giới hoàng gia. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng kỹ thuật, tay nghề của con người ngày càng được cải thiện, những bộ quần áo nhung đã được ra đời để phục vụ nhu cầu sử dụng ngày càng được nâng cao của xã hội.
Phụ kiện thời trang bằng vải nhung
Vải nhung hiện đại còn được ứng dụng để làm nên những phụ kiện thời trang đặc sắc, cụ thể là những đôi giày nhung thời thượng có kiểu dáng trang nhã mà vô cùng ấm áp.
Việc sử dụng loại vải này thay cho da thuộc hoặc giả da sẽ làm tăng cảm giác thanh lịch mà một phụ kiện thời trang có thể mang lại.
Vải nhung làm phụ kiện thời trang
Cách sản xuất vải nhung
Từ những năm 1500, vải nhung đã được phổ biến rộng rãi và sản xuất theo cách thức truyền thống, với nguyên liệu chính là lụa tơ tằm.
Vì công kéo sợi rất vất vả, kèm theo đó là nguyên liệu từ tơ tằm khó khai thác đã khiến cho giá thành của vải nhung lên rất cao trong thời điểm bấy giờ.
Cách sản xuất vải nhung
Vậy nên, trong những năm giữa của thế kỷ 20, vải nhung đã được cải tiến và bổ sung thêm các hợp chất khác như cotton, spandex hay linen để vừa làm giảm giá thành, vừa tăng độ bền bỉ, độ co giãn cho vải nhung.
Và bước tiến lớn nhất của vải nhung rơi vào những năm đầu thế kỷ 21, khi lần đầu vải nhung được sản xuất hoàn toàn bằng sợi tơ nhân tạo (hoá dầu thành sợi) khiến cho giá thành của vải nhung dễ tiếp cận hơn rất nhiều đến công chúng.
Vải nhung hiện đại sẽ được dệt thành những sợi ngang, khác biệt so với vải nhung truyền thống được dệt thành các sợi dọc. Hơn nữa, vải hiện đại, do là vải pha nên khả năng lên màu và lên hoạ tiết sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với vải nhung làm bằng 100% tơ tằm.
Cách bảo quản vải nhung
Để có thể bảo quản vải nhung một cách tốt nhất, giúp giữ được tình trạng như mới của sản phẩm thì các bạn nên tìm đến một tiệm giặt khô, hoặc có thể tự giặt khô ở nhà là tốt nhất. Cách này sẽ giúp vải luôn bền bỉ theo thời gian và hạn chế tình trạng rách, phai màu thường thấy ở những tấm vải lâu đời.
Cách bảo quản vải nhung
Ngoài ra, khi không dùng, các bạn có thể bọc những trang phục, phụ kiện làm bằng loại vải này vào trong một chiếc túi bảo quản chuyên dụng và cất ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt để có thể giữ màu bền nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về chất liệu vải nhung
Mua vải nhung ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều cơ sở kinh doanh loại vải này với hình thức chưa qua hoặc đã qua xử lý, với nhiều chất liệu vải khác nhau.
Tuy nhiên, để có thể chọn được một nơi kinh doanh vải nhung uy tín, bạn có thể tham khảo những địa chỉ phân phối vải chất lượng như Chợ vải Tân Bình hay Chợ vải Kim Biên.
Mua vải nhung ở đâu?
Giá vải nhung bao nhiêu 1m?
Hiện nay, giá tiền của vải nhung dao động dựa trên chất liệu làm vải, màu vải và địa điểm nhập khẩu vải. Thông thường, 1m vải sẽ có giá dao động vào khoảng 100.000 – 200.000 VND/mét.
Vải nhung có ủi được không?
Vải nhung hoàn toàn có thể ủi được bình thường. Tuy nhiên, để tránh làm giảm chất lượng vải, hãy ủi loại vải này bằng bàn ủi hơi nước với nhiệt độ vừa phải, tránh ủi khô với nhiệt độ cao sẽ khiến bề mặt vải bị cháy, làm giảm chất lượng vải.
Vải nhung có ủi được không?
Vải nhung có co giãn không?
Trên thực tế, khả năng co giãn của vải nhung khá kém và thậm chí, nếu chất vải càng dày thì càng khó có thể co giãn. Để cải thiện điều này, những người thợ thủ công và công nghệ hiện đại đã thiết kế thêm cả những sợi spandex trong đó, làm giảm trọng lượng và tăng độ đàn hồi cho loại vải này.
Với những bạn nào muốn tìm hiểu, có nhu cầu tìm mua hoặc kinh doanh vải nhung, những thông tin được cung cấp trên đây phần nào đã giúp các bạn có thể có kiến thức về loại vải này cũng như ứng dụng của loại vải này trong sản xuất và tiêu dùng. Chúc các bạn chọn được loại vải nhung phù hợp nhất với nhu cầu của mình!