Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải phi bóng là gì? Tính chất, ứng dụng, cách phân biệt Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Vải phi bóng không còn là chất liệu quá xa lạ với người tiêu dùng Việt khi ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thời trang và sản xuất đồ nội thất gia đình.
Loại vải này có những đặc điểm gì, quy trình sản xuất vải phi bóng phức tạp đến đâu hay làm thế nào để phân biệt loại vải này với vải lụa satin? Tất cả sẽ được lý giải qua bài viết dưới đây, cùng Độc Shop tìm hiểu về bài viết này nhé!
Vải phi bóng là gì?
Vải phi bóng là loại vải được làm từ sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose. Vải phi bóng sở hữu sự mềm mại của từ lụa tơ tằm và khả năng bắt sáng tốt nhờ chất liệu polyester tổng hợp. Vải được dệt theo từng lớp và các sợi vải chủ yếu được đặt ngang song song với nhau.
Khi nhìn vào bề mặt vải phi bóng, bạn sẽ có cảm giác bóng láng, mượt mà, rất đỗi mềm mại. Đó cũng là lý do vải phi bóng được ứng dụng rộng rãi trong may mặc, chủ yếu là may trang phục nữ.
Các trang phục làm từ vải phi bóng khi mặc lên sẽ tạo hiệu ứng hình ảnh trông rất giống với lụa tơ tằm cao cấp, khiến người mặc trông nổi bật hơn ở bất cứ đâu.
Vải phi bóng
Đặc điểm của vải phi bóng
Vải phi bóng là loại vải thân thiện với nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên loại vải này có những đặc tính riêng biệt mà có thể bạn chưa biết. Chẳng hạn như độ bền và sự dày dặn của vải chỉ kéo dài trong điều kiện thường và giảm đáng kể khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
Tính chất vật lý của vải phi bóng
Vải phi bóng có hai bề mặt khác nhau, một mặt thô và một mặt bóng mịn, phản chiếu ánh sáng.
- Khi chiếu ánh sáng mạnh vào mặt láng mịn, vải sẽ có hiệu ứng phản quang.
- Vải phi bóng có khả năng đàn hồi tương đối tốt.
- Vải khá dày dặn, không như nhiều loại vải có chứa polyester khác.
- Độ bền của vải ổn định qua nhiều năm.
Tính chất hóa học của vải phi bóng
- Vải gần như không có khả năng thấm hút nước.
- Khi mặc lâu sẽ có cảm giác nóng bức, nhất là vào mùa hè
- Mặc dù chất liệu vải phi bóng không tan trong nước nhưng loại vải này sẽ kém bền hơn rất nhiều nếu như tiếp xúc với nước trong một thời gian dài.
Ưu nhược điểm của vải phi bóng
Mỗi loại vải sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt, vải phi bóng cũng vậy. Loại vải này sở hữu tính thẩm mỹ cao, trọng lượng tương đối nhẹ, đồng thời là dạng vải ít nhăn, có thể nhuộm nhiều màu khác nhau.
Bên cạnh đó, vải phi bóng cũng tồn tại một số khuyết điểm như cảm giác bí bách nếu mặc lâu, khả năng thấm hút nước kém và không thân thiện lắm đối với da cơ thể, gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
Ưu điểm của vải phi bóng
Tính thẩm mỹ tốt
Khả năng bắt sáng của vải phi bóng rất tốt nên các loại trang phục làm từ loại vải này có thể tạo hiệu ứng phát sáng rất hút mắt. Với những mẫu vải có tông màu nóng, sáng màu thì hiệu ứng này càng giúp bộ trang phục của bạn tỏa sáng mạnh mẽ.
Không dễ nhăn
Có thể nói vải phi bóng khá ít nhăn so với nhiều loại vải khác. Dựa vào cách dệt và tỷ lệ sợi polyester tổng hợp trong thành phần vải mà loại vải này không hề bị nhăn khi giặt giũ, mặc hoặc cử động. Do đó, vải phi bóng rất được ưa chuộng cho các loại váy đầm ngủ, đồ dạ hội, váy đi tiệc,…
Trọng lượng siêu nhẹ
Mặc dù khi sờ cảm giác khá dày dặn nhưng trọng lượng của vải lại nhỏ hơn nhiều so với bạn tưởng. Các trang phục làm từ vải phi bóng luôn tạo cảm giác dễ chịu, không khiến người mặc cảm thấy nặng nề.
Độ bền của vải tương đối tốt qua nhiều năm
Bề mặt vải sau khi sử dụng, giặt giũ không bị sờn rách. Thành phần vải chưa một tỷ lệ lớn sợi nhân tạo nên bạn sẽ không phải lo về độ bền của vải khi sử dụng.
Dễ cắt may
Với vải phi bóng, bạn có thể may rất nhiều loại trang phục với kho màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, đen, hồng, đỏ đô,… Các loại trang phục thường được may bằng vải phi bóng có thể kể đến như áo dài, váy đầm dạ tiệc, đồ ngủ, đồ bộ mặc nhà, áo sơ mi, áo khoác,…
Nhược điểm của vải phi bóng
Độ thoáng khí kém
Bề mặt vải khá bí do công nghệ may hiện đại không giúp không khí được lưu thông qua bề mặt vải. Khi mặc trang phục làm từ vải phi bóng trong thời gian dài, nhất là vào mùa hè, bạn sẽ cảm thấy bí bách, khó chịu, thậm chí là đổ mồ hôi.
Khả năng thấm hút nước tương đối kém
Khác với các chất liệu làm từ sợi tự nhiên như lụa, cotton, thành phần polyester nhân tạo chiếm tương đối lớn trong sản xuất vải phi bóng khiến loại vải này không thể thấm hút mồ hôi nhiều. Mồ hôi không thể thoát ra bên ngoài khiến bạn sẽ có cảm giác khó chịu, nóng nực.
Không hề có khả năng phân hủy trong tự nhiên
Các trang phục làm từ vải phi bóng sẽ để lại vấn đề lớn cho môi trường, gây ô nhiễm sau nhiều năm vì không có khả năng phân hủy.
Không phù hợp với làn da nhạy cảm
Với những ai có làn da tương đối nhạy cảm, mẫn cảm với các thành phần hóa học thì bạn không nên mặc trang phục làm từ vải phi bóng để tránh các trường hợp dị ứng có thể xảy ra.
Quy trình sản xuất vải phi bóng
Quy trình sản xuất vải phi bóng khá phức tạp và được chia thành 5 bước cơ bản là nuôi tằm, giải phóng kén, ủ tơ, dệt vải và nhuộm màu. Dưới đây sẽ là nội dung về các các công đoạn trong quá trình sản xuất vải phi bóng tiêu chuẩn giúp bạn trả lời câu hỏi vải phi bóng may kiểu gì một cách chi tiết nhất:
Bước 1: Nuôi tằm
Người nông dân sẽ bắt đầu nuôi nhộng tằm từ mùa xuân hoặc mùa thu trong năm. Đây là khoảng thời gian duy nhất trong năm thời tiết tương đối mát mẻ, dễ chịu, giúp nhộng tằm phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Vòng đời trung bình để tằm nhả tơ là từ 23 – 25 ngày. Bạn có thể dựa vào độ tuổi của tằm để chuẩn bị loại thức ăn phù hợp. Tằm có tuổi đời thấp chỉ ăn được lá non. Với tằm lớn tuổi hơn, người ta cần chuẩn bị các loại lá cứng hơn. Lá dâu tằm là loại thức ăn phổ biến nhất.
Sau đạt được kích thước tối đa của chu trình phát triển, tằm sẽ lựa chọn một nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.
Bước 2: Giải phóng kén
Với nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống, người nông dân sẽ dùng dây đay tạo thành 5 lớp theo mô hình chữ nhật nhỏ đều nhau để tằm bắt đầu nhả kén.
Quá trình nhả kén bắt đầu từ lớp tơ tạo vỏ kén xù xì giúp định hình cụ thể. Tằm sẽ nằm trong kén và di chuyển thành hình số 8 trong khoảng 3000 vòng để có thể tạo thành búi tơ sợi dài đến gần 1000km quấn xung quanh kén đã tạo.
Tằm là một dạng protein lỏng được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm. Sợi tằm có màu trong suốt, hơi nhớt một chút và sau khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ thường sẽ tạo thành sợi tơ.
Quá trình kết thúc, tằm sẽ nằm nguyên trong kén và biến thành một loại nhộng.
Bước 3: Ủ tơ
Đây là quá trình biến đổi từ tơ thành sợi tơ. Sau khi tằm chín, bạn cần đợi 7 ngày để tằm lớn và 5 ngày để ủ hết kén. Nếu như tằm chậm thành con, chúng sẽ cắn kén chui ra ngoài khiến cho sợi tơ bị cắt đứt và không thể ươm thành tơ được nữa.
Quá trình ươm tơ bắt đầu bằng việc thả toàn bộ kén vào nước sôi. Một lúc sau, hãy lật kén để phần keo sericin tan một nửa khiến cho chiếc kén mềm ra.
Sau khi lớp kén bên ngoài bong ra, bạn cần tìm mối tơ ban đầu để rút thành sợi tơ dài. Khoảng 10 sợi tơ được lấy từ 10 kén được xâu lại làm một để tạo nên sợi chỉ.
Tùy vào vị trí sợi tơ được thu hoạch mà người ủ chia ra các loại tơ nái, tơ nón, tơ tằm,… Chỉ được cuốn theo suốt chỉ và được kém thành hàng. Sau đó, hãy cho vào cuộn lụa bằng gỗ và đặt nằm ngang trên nồi nước sôi. Cuối cùng cuộn thành vỏ lụa thô và phơi nắng tới khi khô hoàn toàn.
Bước 4: Dệt vải
Sau khi đã hoàn thành sợi tơ tằm, thành phẩm sẽ được di chuyển vào trong nhà máy để thực hiện các công đoạn tiếp theo của quá trình dệt vải.
Sợi tơ tằm sẽ được dệt cùng với sợi polyester và sợi viscose để tạo nên vải phi bóng hoàn chỉnh. Quá trình này thừa hưởng từ nghề dệt vải truyền thống của Việt Nam với tỷ lệ pha trộn giữa sợi dọc và nhiều sợi ngang để tạo nên bề mặt mềm mại, bắt sáng tốt của vải phi bóng.
Bước 5: Nhuộm màu
Bạn có thể sở hữu vải phi bóng với nhiều loại màu khác nhau. Vải phi bóng thô ban đầu có màu trắng ngà tự nhiên. Loại vải này rất dễ nhuộm và bám màu rất tốt nên bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn đa dạng khi may trang phục với vải phi bóng.
Cách nhận biết vải phi bóng
Không quá khó để nhận dạng vải phi bóng trắng hay các loại vải phi bóng khác. Hầu hết các loại vải phi bóng đều có độ mềm, mịn nhất định. Hãy sờ tay bên bề mặt vải để cảm nhận trực tiếp sự khác nhau giữa hai bề mặt, một bên láng mịn, một bên hơi thô ráp.
Cách nhận diện chính xác hơn chính là đặt vải dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi có ánh sáng mạnh. Vải phi bóng có độ phản quang khá lớn nên bạn có thể nhận diện dễ dàng. Bạn có thể quan sát kỹ hơn bề mặt vải sẽ có rất nhiều sợi ngang song song, đều đặn.
Vải phi bóng và lụa satin khác nhau như thế nào?
Lụa satin được làm hoàn toàn từ tơ tằm với bề mặt bắt mắt, có giá trị thẩm mỹ cao. Vải lụa satin được tạo thành từ công nghệ dệt vân đoạn, tạo nên kết cấu bền chắc giữa sợi ngang và sợi dọc.
Đây là loại vải cao cấp rất được ưa chuộng khi khiến người mặc vô cùng thoải mái, dễ chịu, đồng thời có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt.
Vải phi bóng và vải lụa sa tin được nhận xét là hai loại vải gần giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Mặc dù cùng có bề mặt bắt sáng tốt cùng độ mềm mại ấn tượng nhưng vải phi bóng và lụa satin vẫn có những điểm khác biệt điển hình. Dưới đây sẽ là các đặc điểm đặc trưng riêng biệt của hai mẫu vải này giúp bạn có thể nhận diện chính xác.
Dựa vào chất vải
Vải lụa satin được làm từ 100% sợi tơ tằm tự nhiên trong khi vải phi bóng chỉ có một phần từ sợi tơ, còn lại là các loại sợi nhân tạo như polyester và viscose.
Chính vì vậy, chất vải phi bóng dễ làm nóng cơ thể, khiến bạn cảm thấy bí bách, khó chịu khi mặc nhiều giờ. Ngược tại, lụa satin khá mát và thoáng da, rất dễ chịu khi mặc.
Dựa vào giá thành vải
Những loại vải làm từ sợi tơ tằm tự nhiên hoàn toàn sẽ có giá đắt hơn hẳn so với những loại vải có thành phần nhân tạo. Do đó vải phi bóng có giá thành rẻ hơn hẳn so với vải lụa satin.
Dựa vào độ bền vải
Độ bền của vải phi bóng cao hơn hẳn vải lụa satin khi các sợi tơ tự nhiên khi dệt sẽ dễ tạo nên loại vải có độ nhàu cao và khó bền sau khoảng thời gian dài sử dụng. Những chất liệu nhân tạo dẻo dai, chất lượng hơn như vải phi bóng sẽ có khả năng chống đỡ với áp lực và khí hậu khắc nghiệt tốt hơn vải lụa satin.
Ứng dụng của vải phi bóng
Vải phi bóng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là cá sản phẩm may mặc và trang trí nội thất, những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao. Dưới đây sẽ là các kiểu áo vải phi bóng, các loại trang phục, đồ vật phổ biến nhất được làm từ loại vải này.
Áo kiểu vải phi bóng
Với đặc tính mỏng, mềm, mịn của mình, vải phi bóng rất dễ để biến tấu thành nhiều kiểu áo cách điệu khác nhau. Ngay với những kiểu áo sơ mi đơn giản như thế này, chỉ cần vải phi bóng đã đủ để khiến chiếc áo tỏa sáng mà không cần đến nhiều chi tiết cầu kỳ khác.
Nữ giới sẽ có rất nhiều lựa chọn với vải phi bóng như áo sơ mi, áo blouse, áo yếm, áo tay lỡ,…
Đầm vải phi bóng
Chất liệu vải phi bóng được sử dụng rộng rãi khi may các mẫu đầm hai dây quyến rũ như những cô nàng dưới đây đang diện. Chất lại này rất tôn dáng, tạo nên sự thanh lịch, quyến rũ cho người mặc.
Bạn có thể chọn lựa những chiếc đầm hai dây làm từ vải phi bóng tối màu để tạo sự quý phái, trang nhã, đầy bí ẩn, thu hút mọi ánh nhìn tại buổi tiệc. Những tông màu vải phi bóng được sử dụng nhiều nhất phải kể đến như màu đỏ đô, màu đen, màu nude,…
Áo cưới vải phi bóng
Với hiệu ứng phản chiếu ánh sáng lấp lánh của mình, vải phi bóng được sử dụng trong những chiếc áo cưới ngày càng nhiều. Vải phi bóng rất mềm lại có trọng lượng lớn nên sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, không gây nặng nề cho cô dâu khi mặc.
Độ bóng của vải tạo cảm giác sang trọng, quý phái tuyệt đối giúp các cô dâu thu hút mọi ánh nhìn tại đám cưới của mình một cách dễ dàng.
Bạn có thể chọn lựa những chiếc váy cưới cổ điển như cô nàng dưới đây hoặc những bộ vest cá tính cho những đám cưới hiện đại được làm từ vải phi bóng.
Đồ ngủ vải phi bóng
Vải phi bóng không thấm hút mồ hôi tốt và không được coi là loại vải thoáng khí, tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng tương đối nhiều cho đồ ngủ.
Bạn nên lựa chọn những bộ đồ ngủ hai dây, không tay, quần short ngắn như cô nàng dưới đây để tăng thêm vẻ phóng khoáng, quyến rũ cho cơ thể. Những màu vải phù hợp nhất cho đồ ngủ vải phi bóng phải kể đến màu xanh lam, màu hồng, màu đỏ, màu cam,…
Đồ bộ vải phi bóng
Các kiểu đồ bộ vải phi bóng cũng rất phổ biến với nhiều chị em nội trợ Việt. Dù chỉ là đồ bộ mặc ở nhà, cùng bạn thực hiện những công việc gia đình, nội trợ hàng ngày nhưng chất liệu phi bóng cũng khiến bạn trở nên sang trọng hơn rất nhiều.
Bạn nên lựa chọn kiểu đồ bộ vải phi bóng có độ rộng vừa phải để tạo cảm giác thoải mái khi làm việc nhà, nấu nướng.Những bộ đồ rộng cũng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được điều hòa, làm giảm đặc tính bí bách của vải.
Nội thất vải phi bóng
Bên cạnh các loại quần áo khác nhau, bạn có thể chọn vải phi bóng để may phông màn, rèm cửa,… trang trí nhà cửa. Đây cũng là lựa chọn lý tưởng rất được lòng các bà nội trợ Việt.
Vải phi bóng giá bao nhiêu
Vải phi bóng không phải là loại vải quá đắt đỏ so với mặt bằng chung thị trường vải Việt Nam và thế giới.
Vải phi bóng bao nhiêu 1 mét ?
Trung bình, vải phi bóng giá rẻ đẹp có mức giá khoảng 33.000 đồng/1m dài 1,5m rộng
Bạn nên tham khảo một số loại vải phi bóng khác trên thị trường như:
- Vải phi bóng chất satin mềm mịn 12.500đ/khổ vải rộng 1m5
- Vải phi lụa bóng dãn mềm khoảng 40.000 đồng/khổ vải rộng 1m5
- Vải phi bóng dày cứng (phông rèm, khăn trải bàn,…) khoảng 70.000/đồng/khổ vải rộng 1m5
Mua vải phi bóng ở đâu?
Vải phi bóng Thái Tuấn là một trong những nhà cung cấp vải hàng đầu tại nước ta. Bạn có thể mua vải phi bóng Thái Tuấn tại website thaituanfashion.com để được tư vấn cụ thể về giá thành cũng như chất lượng các loại vải khác nhau khác, không riêng gì vải phi bóng.
Câu hỏi thường gặp về vải phi bóng
-
Vải phi bóng có ủi được không?
Vải phi bóng chỉ sử dụng một phần sợi polyester trong quá trình sản xuất nên bạn hoàn toàn có thể dùng bàn ủi khi vải bị nhăn. Hãy nhớ điều chỉnh nhiệt độ mức thấp nhất và luôn ủi phần mặt trái của trang phục để không làm mặt trước bị cháy.
-
Vải phi bóng mặc mát không?
Với những đặc tính và nguyên liệu sản xuất có sự xuất hiện của sợi nhân tạo nên vải phi bóng không có độ thoáng khí cao. Vải phi bóng không phải là loại vải mặc mát như cotton và nhiều lợi vải khác. Bạn nên chọn những trang phục form rộng, thoải mái từ vải phi bóng thay vì những bộ đồ ôm, bó sát.
-
Vệ sinh vải phi bóng cần chú ý điều gì?
Bạn không nên giặt vải bằng máy để không làm mất đi những đặc điểm vốn có của vải. Thêm vào đó, tránh phơi đồ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Ngay cả khi giặt, bạn hãy giặt bằng nước lạnh thay vì nước nóng để bảo vệ chất lượng vải.
Vải phi bóng là chất liệu sang trọng, rất thích hợp cho những trang phục trang trọng, phong cách trưởng thành, quyến rũ. Hãy sở hữu ít nhất một item làm từ vải phi bóng trong tủ đồ của mình để có sự đa dạng trong cách phối đồ, nâng tầm diện mạo bản thân nhé.