Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải xô là gì ? Đặc điểm, phân loại, ứng dụng của vải xô Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Vải xô là mẫu vải vô cùng phổ biến, thân thiện với nhiều người tiêu dùng Việt. Vải xô sở hữu các đặc tính tuyệt vời và cũng rất dễ mua. Hiện nay, nhiều loại vải xô đã xuất hiện trên thị trường bên cạnh vải xô truyền thống.
Bạn muốn tìm kiếm sản phẩm có công dụng phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình mình, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Độc Shop để có cái nhìn tổng quan về các loại vải xô phổ biến hữu ích nhất trên thị trường hiện tại.
Vải xô là gì?
Vải xô là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên với độ mềm mại, mỏng nhẹ hoàn hảo. Khả năng thấm hút tốt của vải xô thừa hưởng từ quá trình dệt những sợi bông tự nhiên. Đây cũng là đặc điểm rất giống với vải cotton do cả hai đều được dệt từ sợi bông.
Không giống như nhiều loại vải khác, vải xô không dễ bị xù lông, vô cùng mềm mại, thích hợp với những người có làn da mỏng nhạy cảm. Đó là lý do người ta thường dùng vải xô cho em bé.
Ngày nay, trong quá trình sản xuất, sợi bông tự nhiên được trộn với các chất liệu khác để biến tấu thành nhiều loại vải xô khác nhau.
Bạn có thể sử dụng vải xô cho khá nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, loại vải này khá nhanh nhàu so với vải cotton thông thường nên cần giặt ủi và bảo quản kỹ lưỡng.
Vải xô
Vải xô tiếng anh là gì?
Vải xô tiếng anh được gọi là Muslin fabric. Cũng có nơi gọi là Cotton bởi loại vải này khá giống với cotton thông thường. Bạn có thể gọi loại này là vải xô muslin hoặc vải xô cotton đều được.
Đặc điểm của vải xô
- Vải xô có độ mỏng nhẹ nổi bật của loại vải này. Nhìn bề mặt có vẻ khá giống với cotton truyền thống nhưng lại có độ bồng bềnh, thanh thoát, mộc mạc hơn rất nhiều.
- Vải xô có khả năng hút ẩm tương đối tốt dù kết cấu thưa mỏng, khá giống với xốp, mềm, an toàn với mọi loại da.
- Vải xô được coi là loại vải đặc trưng cho phong cách Bohemian hoang dại, tạo cảm giác bay bổng, thanh thoát, thơ mộng cho người mặc.
Chính bởi những đặc tính nổi bật của mình nên vải xô được ứng dụng khá nhiều trong thế giới thời trang bất chấp những đặc điểm khó chiều, dễ nhăn của mình.
Đối với loại vải xô dùng cho em bé được các bà các mẹ Việt Nam ưa chuộng, nhà sản xuất thường sử dụng vải xô may nhiều lớp để tăng khả năng thấm hút và độ mềm mại, an toàn hơn cho làn da em bé mong manh, nhạy cảm.
Vải xô
Ưu nhược điểm của vải xô
Dựa trên đặc điểm bên trên, có thể thấy, vải xô có nhiều ưu nhược điểm khác nhau. Loại vải này được đánh giá khá cao về độ mỏng nhẹ, thoáng khí cũng như khả năng thấm hút cực tốt. Tuy nhiên, vải xô rất dễ bị nhanh và bị ố nếu như không vệ sinh nhanh chóng và đúng cách.
Ưu điểm của vải xô
- Độ thoáng mát tốt: do được làm từ sợi bông tự nhiên cùng công nghệ dệt sợi cotton truyền thống nên loại vải này vô cùng thoáng khí, không gây bí bách hay khó chịu cho cơ thể. Khi để ý kỹ, bạn có thể thấy giữa các sợi dệt có khoảng cách là những lỗ hổng nhỏ nên không khí lưu thông thuận lợi. Vải xô thậm chí còn có độ thoáng khí tốt hơn cả vải cotton thông thường.
- Khả năng thấm hút siêu tốt: vải xô thất thích hợp để sử dụng cho những loại trang phục mùa hè vì khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời. Đây cũng là lý do người ta thường sử dụng vải xô cho những sản phẩm dành cho trẻ em.
- Trọng lượng nhẹ: dù có khả năng thấm hút nước rất tốt nhưng loại vải này không nặng như canvas hay len. Khi mặc trang phục làm từ vải xô, bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu và không cảm thấy nặng nề hay bí bách một chút nào.
- Khả năng kháng khuẩn tương tối tốt: bên trong vải xô thường có mặt các thành phần như sợi tre sẽ giúp bề mặt vải trông mịn màng hơn và có khả năng kháng khuẩn, an toàn cho cả những làn da nhạy cảm nhất.
- Rất nhanh khô: khi giặt và phơi các sản phẩm liên quan đến vải xô, bạn sẽ thấy chúng rất nhanh khô do bề mặt dệt sợi thưa, rất dễ bốc hơi nước.
Nhược điểm của vải xô
- Dễ bị ố màu vải: khi tác động với môi trường bên ngoài và có vết bẩn, nếu không nhanh chóng làm sạch, vải sẽ bị ố màu và khó tẩy sạch được.
- Dễ bị nhăn: sau khi giặt và vệ sinh, vải xô sẽ rất dễ bị nhăn nhúm. Do đó, bạn cần phải dùng bàn ủi mới có thể làm phẳng được.
Phân loại các loại vải xô
Khác với những gì mọi người thường nghĩ, vải xô được phân thành nhiều loại khác nhau. Tuy vẫn giữ được những đặc tính như bồng bềnh, mỏng nhẹ,… mỗi loại vải xô sẽ được thêm vào các loại chất liệu khác nhau trong quá trình sản xuất để tạo nên những đặc tính khác nhau mới.
4 loại vải xô phổ biến nhất là vải xô cotton, vải xô nhật, vải xô sợi tre và vải xô nhăn.
Vải xô cotton
Vải xô cotton hay còn được gọi với cái tên khác là vải xô Nhật. Ngay từ cái tên của mình, bạn cũng đã biết rằng loại vải này có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Loại vải này được sử dụng rất phổ biến ở Nhật trong các nhà máy sản xuất trang phục cho trẻ em và trang phục mùa hè.
Vải xô cotton được sản xuất từ sợi cotton tự nhiên 100% nên có bề mặt vô cùng mềm mại, không bị xổ lông hay sờn rách trong khi sử dụng.
Vải xô cotton có khả năng thấm hút mồ hôi cơ thể tương đối tốt, không gây kích ứng cho da trong mọi trường hợp nên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm cho trẻ em và trẻ sơ sinh.
Sau lần giặt đầu tiên, vải sẽ khá nhàu và co ngót lại đáng kể. Sau khi sử dụng một thời gian dài, bề mặt vải sẽ bị sờn và bào mòn tương đối, mất đi độ mềm mại vốn có nên sẽ cần phải thay mới.
Không chỉ may quần áo cho trẻ, vải xô cotton còn được ứng dụng may khăn lau, bao tay, khẩu trang và nhiều loại sản phẩm khác.
Vải xô cotton
Vải xô nhật
Vải xô Nhật khác với vải xô cotton nêu trên. Loại vải này được sản xuất tại Việt Nam và được xuất khẩu trực tiếp sang tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản nên có tên gọi tắt như vậy.
Vải xô Nhật được làm hoàn toàn 100% sợi bông tự nhiên nên có độ mềm mại, thoáng mát hoàn hảo.
Vải xô Nhật có độ bền cao và cực nhanh khô. Các bà mẹ nên giặt vải với nước ấm rồi phơi để vải khô nhanh hơn, kịp thời sử dụng cho bé nhé.
Vải xô Nhật
Vải xô sợi tre
Vải xô sợi tre tuy mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng vải xô sợi tre được ứng dụng khá nhiều trong sản xuất các loại khăn sinh hoạt.
Vải xô sợi tre được dệt từ sợi thân tre và sợi bông cotton truyền thống với tỷ lệ 70% – 30%. Đây là tỷ lệ tuyệt vời giúp làm tăng độ mềm mại và thấm hút nước của sản phẩm.
Sợi thân tre không giống với kết cấu và tính chất của sợi cotton. Thực tế, sợi tre được tổng hợp từ cellulose – bột gỗ chế xuất từ thân cây tre trưởng thành cùng với các loại phụ gia khác tạo thành sợi rayon tổng hợp.
Vải xô sợi tre khi kết hợp với sợi bông giúp vải có độ bền cao hơn hẳn, kháng khuẩn, loại bỏ các loại nấm mốc, gây mùi. Bên cạnh đó, loại vải này cũng có khả năng chống tia UV hiệu quả.
Vì vải khá mỏng nên sẽ bị co rút và đơ vải sau lần giặt đầu tiên, sau nhiều lần sử dụng, vải sẽ quay về trạng thái thông thường.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm khăn mặt, khăn lau,… được làm từ vải xô sợi tre phân phối rộng rãi trên thị trường.
Vải xô sợi tre
Vải xô nhăn
Vải xô nhăn khác với vải xô cotton ở quá trình sản xuất cuối cùng. Tuy cùng làm từ 100% sợi bông tự nhiên nhưng sau khi hoàn thành, vải xô cotton sẽ được đưa vào quy trình xử lý làm nhăn bề mặt vải đặc biệt và trở thành vải xô nhăn. Điều ít ai biết đó là quy trình này sẽ giúp khắc phục phần lớn nhược điểm của vải xô cotton truyền thống.
Bề mặt vải sau khi xử lý làm cho vải không bị co rút sau khi giặt nhiều lần, đồng thời cũng không bị nhàu quá mức như vải xô cotton. Có thể nói xét riêng về độ mềm mại và phẳng phiu thì vải xô nhăn tốt hơn nhiều so với vải xô cotton và vải xô sợi tre.
Tuy nhiên, điểm chung duy nhất với các loại vải xô khác đó là vải xô nhăn sẽ giảm độ thấm hút sau khi sử dụng 2 đến 3 năm nên bạn cần phải chú ý loại bỏ và thay thế.
Vải xô nhăn được sử dụng chủ yếu để may quần áo trẻ em, khăn mặt, khăn tắm, đồ bộ cho người lớn,…
Vải xô nhăn
Hướng dẫn cách phân biệt vải xô
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều mẫu vải xô khác nhau. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết các mẫu vải xô này? Có hai cách phổ biến nhất để nhận biết vải xô đó là dựa vào màu sắc và thông tin chất liệu.
Phân biệt theo màu sắc vải xô
- Vải xô trắng: đây là mẫu vải xô được tẩy trắng bằng dung dụng NaOH sau khi dệt.
- Vải xô màu: đây là mẫu vải xô được nhuộm màu sau khi dệt. Vải xô có thể nhuộm được với khá nhiều màu.
- Vải xô họa tiết: còn được gọi là vải xô thêu. Mẫu vải xô này được sử dụng để cắt may các loại trang phục, đồ dùng cho trẻ em. Phổ biến nhất là khăn sữa.
Vải xô họa tiết
Phân biệt theo chất liệu vải xô
- Vải xô 100%: đây là mẫu vải xô có thành phần bao gồm 100% sợi bông tự nhiên. Đây là mẫu vải xô truyền thống nhất, vô cùng mềm mại, mỏng nhẹ cho da.
- Vải xô pha: đây là mẫu vải xô được sản xuất cùng với các loại sợi khác trong thành phần như sợi thân tre, cotton, PE với tỷ lệ tiêu chuẩn.
Ứng dụng của vải xô
Sự đa dạng và đa dụng của vải xô khiến loại vải này ngày càng được ứng dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất. Trong đó, các mặt hàng phổ biến nhất được làm từ vải xô phải kể đến như trang phục trẻ sơ sinh, quần áo thời trang và các loại khăn,…
Vải xô may mặc trang phục trẻ sơ sinh
- Khăn trùm đầu trẻ em: mỗi khi ra ngoài, các bé cần đến một chiếc khăn trùm đầu để tránh nắng và các loại côn trùng. Phải làm sao để đảm bảo không chắn hết tầm sáng và đảm bảo trẻ vẫn thật thoải mái, vải xô là chất liệu phù hợp hơn cả. Với khả năng thấm hút mồ hôi siêu tốt, loại vải này sẽ khiến bé vô cùng dễ chịu.
- Chăn đắp cho trẻ sơ sinh: vải xô sở hữu trọng lượng siêu nhẹ nhưng vẫn đem lại cảm giác ấm áp, bồng bềnh nên rất phù hợp để làm chăn đắp cho bé. Bé có thể thoải mái chìm vào giấc ngủ sâu mà không hề cảm thấy nặng nề, khó chịu.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ: hàng ngày, bạn có thể sử dụng những chiếc gạc làm bằng vải xô để vệ sinh răng, lưỡi và khoang miệng cho trẻ. Chiếc gạc này được làm từ vải xô với khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ sẽ an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh.
- Khăn lau hàng ngày: vải xô rất mềm mại, không bị xù lông và rất nhanh khô nên bất cứ gia đình nào có em bé đều dùng khăn xô để lau miệng, mặt, chân tay cho bé.
- Khăn lau người: đây là những chiếc khăn to làm từ vải xô dùng để lau người bé khi tắm xong. Sự mềm mại, dịu dàng, cùng khả năng thấm hút nước nhanh chóng sẽ giúp bé khô người nhanh chóng, bảo vệ làn da mong manh của bé.
- Khăn quấn khi ngủ: tại một vài gia đình, bé sẽ được quấn khăn đi ngủ để đảm bảo ngon giấc hơn và không bị giật mình tỉnh dậy giữa chừng. Đây là loại vải có khả năng thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt nên bé sẽ chìm sâu vào giấc ngủ một cách thoải mái nhất.
Vải xô cho bé sơ sinh
Quần áo vải xô thời trang
Với những đặc tính nổi bật của mình, vải xô rất phù hợp để may trang phục ngày hè. Vải xô rất mềm và có sự bồng bềnh nữ tính nên rất hay được sử dụng trong các mẫu váy, áo bánh bèo, điệu đà cho các cô nàng.
Với nam giới, khả năng đổ mồ hôi vào mùa hè nhiều hơn nữ giới gấp nhiều lần. Các loại vải xô như vải xô đũi, vải xô linen, vải xô thái,… sẽ rất thích hợp để tạo nên những bộ trang phục thoáng khí, không bị mùi nếu thấm nhiều mồ hôi và có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời.
Các loại trang phục phổ biến làm từ vải xô có thể kể đến như: áo vải xô, áo vải xô thêu, áo vải xô thái,…
áo kiểu vải xô voan
Các loại khăn gia đình bằng vải xô
Bất cứ gia đình nào cũng sử dụng các loại khăn lau như khăn lau mặt, khăn tắm, khăn lau người, khăn trùm tóc/lau tóc,… Vải xô với khả năng thấm hút nước tuyệt vời của mình giúp làn da cơ thể khô nhanh, ấm áp hơn sau khi tiếp xúc với nước.
Trong nhà bếp, không thể thiếu các loại khăn lau nhu khăn lau bàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau tay,… để giữ cho không gian bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. Các loại vải xô sợi tre là phù hợp nhất cho không gian bếp gia đình bởi khả năng hút nước và kháng khuẩn tuyệt vời.
Vải xô giá bao nhiêu?
Vải xô là loại vải có mức giá khá rẻ so với mặt bằng chung trên thị trường và cũng khá dễ kiếm. Tham khảo giá vải xô trên thị trường hiện tại:
- Vải xô Muslin in họa tiết mềm khoảng 60.000 đồng – 80.000 đồng/khổ vải 1m40.
- Vải xô trắng 100% cotton khoảng: 120.000 đồng/15m
- Vải xô màn trắng khoảng: 120.000 đồng/15m liền 80cm
- Vải xô nhật 2 lớp có họa tiết khoảng 175.000 đồng/khổ vải 1m55
Giá thành của vải xô phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất, màu sắc. Cùng là vải cotton nhưng nếu được xử lý và trải qua quy trình dệt tốt sẽ có giá thành cao hơn các loại vải xô thông thường khác. Các loại pha sợi như vải xô sợi tre,… sẽ đắt hơn hẳn so với vải xô cotton truyền thống.
Các cách bảo quản vải xô
Trung bình, vải xô sẽ mất dần các ưu điểm khi trải qua 2 – 3 năm sử dụng. Để giữ cho vải luôn bền và có thể sử dụng trong một thời gian dài, bạn cần chú ý đến một số trường hợp sau khi giặt giũ, phơi phóng, bảo quản vải xô:
-
Giặt giũ: vải xô có thể giặt bằng máy giặt. Tuy nhiên, nếu có thời gian, bạn vẫn nên giặt tay để giữ form và không làm giãn vải.
-
Tẩy vết ố: sau nhiều lần sử dụng, vải bắt đầu bị ố màu. Bạn có thể sử dụng baking soda để tẩy trắng hiệu quả. Hòa tan baking soda với nước và ngâm vải khoảng một vài tiếng và giặt lại bằng nước sạch, vết ố sẽ tiêu tan, trả lại màu sắc khăn như ban đầu.
-
Thay mới khăn thường xuyên: bạn không nên để đến 2 – 3 năm mới thay khăn cho trẻ. Hãy thay đổi khăn xô cho trẻ thường xuyên để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
-
Khi bám bẩn, vải xô sẽ rất khó để làm sạch với những vết bẩn cứng đầu, lâu ngày. Bạn không nên dùng vải xô nữa trong những trường hợp vết bẩn quá lớn và bám dai trên bề mặt.
-
Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp: vì vải xô rất nhanh khô nên bạn chỉ cần phơi ở nơi có ánh sáng trung bình, tránh ánh mặt trời trực tiếp. Vải xô sẽ dễ bị co cứng nếu như được phơi trực tiếp dưới ánh nắng, phải mất một thời gian để vải quay trở lại hình dáng ban đầu.
-
Không nên vò hay vắt vải xô quá mạnh tay bởi làm vậy sẽ khiến vải bị nhăn nhó, căng cứng lại, mất đi hình dáng ban đầu.
-
Thay vì sử dụng bột giặt thông thường, bạn nên dùng các loại nước giặt để tránh các hạt bột giặt bị mắc kẹt lại trong vải.
Với bài viết trên đây, Độc Shop hi vọng bạn có thể nhận biết và tìm mua chính xác loại vải xô mình đang cần. Hay ghi nhớ những nguyên tắc phân biệt và sử dụng vải xô mà chúng tôi đã giới thiệu để có thể sử dụng vải xô an toàn trong thời gian tốt nhất.